Có một câu nói rằng: “Thứ duy nhất trên thế giới này không thay đổi chính là sự thay đổi”
Mỗi chúng ta đều là những cá nhân đang hướng đến sự chân thiện mỹ. Chúng ta cần thay đổi để phát triển và góp phần hoàn thành quá trình tiến hóa của loài người.
Mọi hình thái trên Trái đất này dù là sinh vật hay bất kỳ dạng tồn tại nào khác đều phải trải qua những sự thay đổi liên tục, không bao giờ dừng lại. Đại dương, núi đá hay hoang mạc đều đang biến đổi. Chu kỳ thay đổi của chúng rất dài, vượt qua chu kỳ sống của con người nên chúng ta, trong phạm vi cuộc đời mình không thể đo được dòng đời của núi hay biển. Chu kỳ sống của cá loài cây cỏ, chim muông, con người và các loài sinh vật khác đều đang biến đổi qua các giai đoạn với những chu kỳ ngắn và nhanh chóng hơn nhiều.
Trong tất cả các loài, chỉ có con người là được cấp cho quyền thay đổi một số thứ trong cuộc đời của mình cả về mặt tính chất lẫn thời gian. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tận dung khả năng độc đáo này, phần lớn mọi người đều để nó vụt qua một cách uổng phí.
Thêm vào đó, khi thay đổi là việc chắc chắn diễn ra, cách tốt nhất là hãy thuận theo tự nhiên. Có rất nhiều người có khuynh hướng ghét sự thay đổi, gây ra nhiều tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần – hậu quả tất yếu của việc kháng cự sự thay đổi. Một khi ta hiểu rằng thay đổi là điều không thể trốn tránh, chúng ta nên học cách dũng cảm bắt đầu cuộc viễn chinh thoát khỏi vùng thoải mái, để mở rộng giới hạn của bản thân với niềm tin mình sẽ gặt hái được lợi ích tối đa từ sự thay đổi này.
Sự thay đổi đòi hỏi chúng ta phải có lòng dũng cảm, thứ giúp đánh tan sự thất vọng và nhàm chán. Chúng ta được nhiều hơn là mất trên hành trình thay đổi này. Vậy tại sao hành triệu người trên thế giới này vẫn sợ sự thay đổi? Trong lúc mải miết đẩy các đồng xu lăn vào đúng rãnh của nó trong “trò chơi cuộc đời”, đôi khi chúng ta hoàn toàn bỏ qua những cơ hội lớn xuất hiện hết lần này đến lần khác dọc lối đi.
Thường thì người trẻ tuổi có vẻ khá thích, thậm chí có phần chờ đón sự thay đổi, vì đây chính là một trong những đặc trưng của tuổi trẻ. Sự háo sức này kéo dài trong suốt thời niên thiếu và những năm tháng mới “trải đời” và từ từ phai nhat khi người ta chạm mốc 40 – 50. Từ độ tuổi 60 trở đi, người ta đã “về hưu” tại tâm. Suốt những năm tháng trưởng thành không ngừng này, khi những thăng trầm trong cuộc sống có thể được dùng để gầy dựng thành công, tích lũy của cải, kinh nghiệm sống và sự khôn ngoan, nhiều người tưởng những điều này sẽ kéo dài mãi mãi. Thế rồi khi mọi háo hức về cuộc sống đã phai dần, nguồn lực sự sống trong cơ thể họ cũng giảm theo. Đó chính là lúc con người bắt đầu xuống đỉnh đèo, bước về phía cuối chặng đường đời. Nếu không có ý thức sống trọn vẹn phần đời này thì cuộc sống của họ sẽ trở nên lê thê và buồn chán.
Do đó, nếu nhận ra những Chu kỳ thay đổi của mình, chúng ta có thể khéo léo lèo lái cuộc sống của mình một cách khôn ngoan, từ đó chúng ta sẽ tỏa sáng và đi đến đỉnh vinh quang. Trên thực tế, mỗi người sinh ra đều có một sứ mệnh và cuộc đời ai cũng được định sẵn là để thành công, chỉ tiếc rằng có quá ít người sẵn sàng cho điều đó. Sẵn sàng thay đổi (chứ không phải đánh đổi) để có được thành công.
Comments